Remote Desktop, hay trên máy tính Windows 10 được gọi là Remote Desktop Protocol (RDP).
Đây là tính năng cho phép người dùng, quản lý máy tính, máy chủ truy cập vào máy tính trong cùng hệ thống từ xa mà không cần phải có mặt tại địa điểm đó.
Bài hướng dẫn dưới đây được thực hiện vào ngày 03/06/2021, trên hai thiết bị, bao gồm laptop Asus (phiên bản Windows 10) và MacBook Pro 2017 (phiên bản macOS Big Sur 11.4). Các phiên bản phần mềm khác có thể có sự khác biệt.
Bước 1: Nhấn
Windows + I để mở
Windows Settings > Chọn
System.
Truy cập System trong Windows Settings
Bước 2: Chọn
Remote Desktop > Bật
Enable Remote Desktop sang trạng thái
ON.
Bật Enable Remote Desktop trong Remote Desktop
Bước 3: Chọn
Confirm.
Nhấn chọn Confirm
Bước 1: Nhấn
Windows + R > Gõ vào thanh tìm kiếm
Control Panel > Nhấn
OK để truy cập Control Panel.
Truy cập Control Panel
Bước 2: Đổi
View by thành
Category > Chọn
System and Security.
Chọn System and Security trong Control Panel
Bước 3: Chọn
Allow remote access.
Chọn Allow remote access trong mục System
Bước 4: Chọn
Allow remote connections to this computer > Chọn
Apply > Nhấn
OK.
Chọn Allow remote connections to this computer và nhấn OK
Để tận dụng được tiện ích này, bạn cần phải biết được IP của thiết bị mà bạn sẽ điều khiển từ xa. Bạn cần làm theo hướng dẫn dưới đây để lấy được địa chỉ IP.
Bước 1: Nhấn
Windows + R để mở hộp thoại
Run > Tìm kiếm
cmd.
Nhập cmd để mở Command prompt
Bước 2: Nhập
ipconfig vào hộp thoại
Command prompt > Nhấn
Enter > Copy
địa chỉ IP tại
IPv4 Address.
Lấy dòng IPv4 Address
Bước 1: Nhấn
Windows > Tìm kiếm
remote desktop connection > Nhấn
Enter để mở
Remote Desktop Connection.
Bước 2: Nhập
địa chỉ IP máy tính vào mục
Computer > Chọn
Connect.
Nhập địa chỉ IP máy tính vào Computer
Bước 3: Nhập đúng
tên người dùng (Username) và
mật khẩu (Password) nếu được yêu cầu.
Để có thể sử dụng máy Mac để điều khiển, bạn cần tải ứng dụng Microsoft Remote Desktop. Nhấn TẠI ĐÂY để tải ứng dụng.
Bước 1: Mở
Launchpad (hoặc chụm 4 ngón tay lại)
> Mở ứng dụng
Microsoft Remote Desktop.
Mở ứng dụng Microsoft Remote Desktop
Bước 2: Chọn
Add PC > Nhập
địa chỉ IP vào mục
PC name > Nhấn
Add.
Nhập địa chỉ IP vào mục PC name
Bước 3: Chọn
Remote Computer trong cửa sổ
Remote Desktop, sau đó nhập đúng
tên người dùng (username) và
mật khẩu (password) nếu được yêu cầu.
Để sử dụng thì bạn cần tải ứng dụng Microsoft Remote Desktop trên điện thoại Android hoặc iPhone/iPad. Dưới đây là đường link để tải ứng dụng.
Bước 1: Mở ứng dụng Microsoft Remote Desktop trên điện thoại của bạn.
Bước 2: Chọn
biểu tượng dấu cộng ở góc trên bên phải > Nhấn
Desktop trong menu
Add New.
Nhấn Desktop trong menu Add New
Bước 3: Nhập
địa chỉ IP vào mục
PC name > Chọn
Done.
Nhập địa chỉ IP vào PC name
Bước 4: Nhập đúng tên
người dùng (username) và
mật khẩu (password) nếu được yêu cầu.
Để sử dụng Remote Desktop dễ dàng, bạn nên sử dụng các phím tắt để. Tham khảo bảng phím tắt trên Remote Desktop dành cho máy tính Windows dưới đây.
Bạn cũng có thể thực hiện tương tự trên MacBook, tuy nhiên cần thay phím Ctrl thành Command.
STT |
Tính năng |
Phím tắt |
1 |
Chuyển máy khách Remote Desktop giữa chế độ toàn màn hình và chế độ cửa sổ |
Ctrl + Alt + Pause |
2 |
Thiết lập Remote Desktop ở chế độ toàn màn hình |
Ctrl + Alt + Break |
3 |
Chụp ảnh màn hình của cửa sổ Remote Desktop đang hoạt động |
Ctrl + Alt + Minus |
4 |
Chụp ảnh màn hình của toàn bộ Remote Desktop |
Ctrl + Alt + Plus |
5 |
Khởi động lại máy tính từ xa |
Ctrl + Alt + End |
Trong quá trính sử dụng Remote Desktop trên Windows thì rất có thể bạn sẽ gặp một số trường hợp lỗi được để cập dưới đây:
+ Không thể kết nối với máy tính từ xa.
Lỗi không thể kết nối với máy tính từ xa
+ Không thể sao chép văn bản từ máy tính từ xa.
+ Tính năng sao chép văn bản không hoạt động.
+ Kích thước cửa sổ từ xa quá lớn/quá nhỏ.
+ Thông tin đăng nhập khác với lần kết nối cuối cùng.
+ Phải lưu cấu hình tùy chỉnh mỗi lần kết nối.
Nguyên nhân của các vấn đề trên có thể do sau khi bạn nâng cấp Windows, Remote Desktop có thể sẽ gặp lỗi do bản nâng cấp không tương thích với tính năng đang có.
Ngoài ra, các phần mềm antivirus có thể sẽ chặn tính năng Remote Desktop dẫn đến việc bạn không thể sử dụng tính năng này, tương tự với việc sử dụng Public network cũng xảy ra tình trạng tương tự.
Với từng lỗi kể trên, bạn đều có cách khắc phục. Cụ thể, bạn có thể tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé!
- Cách khắc phục một số lỗi sử dụng Remote Desktop trên Windows 10
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn cách bật (enable), sử dụng Remote Desktop trên Windows 10 nhanh chóng, dễ thực hiện. Chúc các bạn thực hiện thành công và hẹn gặp lại các bạn ở những bài viết sau nhé!